NỘI THẤT VIỆT chào đón giáng sinh 2016

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh.

Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem (Bêlem) thuộc xứ Judea (Giuđêa) (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25 tháng 12 nhưng thường được mừng từ tối ngày 24 tháng 12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7 tháng 1theo lịch Gregorius. Theo lịch phụng vụ Công giáo, trước lễ Giáng Sinh là 4 tuần Mùa Vọng, và sau lễ Giáng Sinh là Mùa Giáng sinh ("12 ngày mùa Giáng Sinh").

Chao mung giang sinh 2016 tai Hai Phong

Nội thất Việt - chào mừng giáng sinh 2016 tại Hải Phòng.

Lịch sử của Lễ Giáng sinh

Thời kỳ Giáo hội cơ đốc sơ khai (2,3 thế kỷ đầu công nguyên), lễ này được mừng chung với lễ Hiễn linh. Tuy nhiên ngay từ năm 200, thánh Clementê Alexandria (150-215) đã nói đến một lễ hết sức đặc biệt được cử hành vào ngày 20 tháng 5. Còn Hội thánh La tinh thì mừng kính lễ ấy vào ngày 25 tháng 12. Theo một nguồn khác thì tín hữu cơ đốc sơ khai không ăn mừng lễ sinh nhật, vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật là làm theo thói quen của dân ngoại đạo thờ thần tượng. Bởi lẽ đó họ không ăn mừng lễ giáng sinh của Đức Jesus trong suốt ba thế kỷ đầu. Đến thế kỷ IV, những người Cơ đốc mới bắt đầu muốn ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Jesus mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt bớ bởi vì đến lúc đó, cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp. Những người La Mã, hàng năm ăn mưng “Thần Mặt trời” (Feast of The SolInvictus) đem ánh sáng đến cho trần gian vào ngày 25 tháng 12. Những người cơ đốc đã nhân cơ hội này để tổ chức ăn mừng ngày Đức Giêsu giáng sinh vào đem ánh sáng và sự sống đến cho nhân loại cùng một ngày với ngày lễ “Thần Mặt trời” của người La Mã. Nhờ vậy, chính quyền đã không phát hiện việc các tín hữu cơ đốc tổ chức ăn mừng Lễ giáng sinh của Đức Giêsu. Đến năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine đã bỏ đa thần giáo và theo cơ đốc. Ông này đã hủy bỏ ngày lễ ăn mừng “Thần Mặt trời” và thay vào đó là ngày ăn mừng sinh nhật của Đức Jesus. Đến năm 354, Giáo hoàng Liberius công bố ngày 25 tháng 12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jesus. Trong nhiều thề kỷ, những nhà ghi chép Ki-tô giáo chấp nhận Giáng sinh là ngày Jesus được sinh ra đời. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ 18, các học giả bắt đầu đề xuất một cách giải thích khác. Isaac Newton cho rằng ngày Giáng sinh đã được lựa chọn để tương ứng với đông chí ở Bắc bán cầu, từng được đánh dấu là ngày 25 tháng 12. Năm 1743, Paul Ernst Jablonski người Đức lập luận ngày Giáng sinh được xác định ngày 25 tháng 12 để khớp với ngày Sol Invictus trong tôn giáo La Mã cổ. Ngoài ra trước người Kitô giáo, nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác cũng ăn mừng ngày lễ cuối tháng 12.

Noi that Viet mung noel 2016

Chào mừng noel 2016

Nội thất Việt - Chuyên Nội thất cao cấp tại Hải Phòng

Những biểu tượng đêm giáng sinh

Hang đá và máng cỏ :

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ðêm 24/12 tại các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh chiến tranh, nghèo đói và độc tài. Ngày này, người ta vẫn dựng máng cỏ trong gia đình để tưởng niệm nơi Jesus ra đời. Qủa thực, Marie và Joseph sống ở Nazareth. Khi Marie mang thai, thì diễn ra sự kiện điểm dân số, người dân được sinh ra ở thành phố nào phải trở về thành phố ấy để điểm danh. Joseph vốn là người Bethleem. Nên, cả hai phải đi từ Nazareth đến Bethleem. Trên đường di chuyển, hai người đã trú chân trong một chuồng cừu và Marie đã sinh hạ Jesus ở đấy. Jesus được đặt nằm trong chiếc máng ăn cho cừu. Theo truyền thống, mỗi gia đình theo đạo thiên chúa sẽ dựng một máng cỏ ở một vị trí trang trọng nhất trong nhà vào ngày chủ nhật trước Noel. Máng cỏ phải dựa lưng vào tường, xung quanh được trát bằng đất bùn, mái được lợp bằng một viên đá tảng, các thanh củi dùng để làm kèo. Người ta còn dùng thêm trái thông, sợi rơm và sỏi trắng lượm từ bờ biển, để trang trí sao cho khung cảnh trông thật tự nhiên. Ngoài ra, không thể thiếu tượng của đức mẹ Marie đang bồng chúa hài nhi, Joseph, những người chăn cừu, cừu, bò, thiên thần và một ngôi sao. Gia đình sẽ cầu nguyện trước máng cỏ trong ngày lễ. Chiếc máng cỏ sẽ ở trong nhà đến tận ngày mùng 2 tháng hai, ngày chúa Jésus được làm lễ rửa tội. Hình ảnh máng cỏ chỉ xuất hiện trong hội hoạ Ý vào thế kỷ XIV và XV.

Hang da va mang co tai hai phong

Hang đá và mảng cỏ tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên nội thất trẻ em tại Hải Phòng

 

 

Thiệp Giáng Sinh:

Vào thời cổ Ai Cập và La Mã, người ta có thói quen gửi lời chúc mừng đầu năm khắc trên những mảnh gỗ. Đến năm 1843, tại Anh quốc, Sir Henry Cole, vì quá bận bịu trong công việc làm ăn không thể viết thư được nhân mùa Giáng SInh và muốn giúp phát triển hệ thống Bưu điện nên đã in một số thiệp gửi đến các đồng sự của ông. Lần ấy, đã có hàng ngàn tấm thiệp được in và bán với giá một "shilling".

Thiep giang sinh tai hai phong

Thiệp giáng sinh tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên phào chỉ PU tại Hải Phòng

Thiep noel tai Hai Phong

Thiệp noel tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên nội thất tân cổ điển tại Hải Phòng

Quà tặng trong những chiếc bít tất

Tương truyền rằng, nhà kia có 3 cô gái đến tuổi lập gia đình nhưng không có chàng trai nào nhòm ngó đến vì gia cảnh quá nghèo. Đức giám mục Myra rất thương xót nên đã ném những đồng tiền vàng xuống ống khói nhà của 3 cô gái. Những đồng tiền vàng rơi từ trên nóc nhà xuống đúng các đôi bít tất mà các cô treo hong bên lò sưởi. Khỏi phải nói cũng biết rằng các cô vui mừng đến mức nào. Họ đã có cơ hội để thực hiện nguyện ước của mình. Câu truyện thần kỳ kia được lan truyền đi khắp nơi, ai ai cũng muốn mình trở thành người may mắn nên đều bắt chước 3 cô gái treo bít tất bên lò sưởi dể hy vọng nhận được quà. Trẻ em hy vọng nhận được nhiều quà nhất. Mọi người trong nhà cũng nhân cơ hội này để tặng quà cho các em với mong muốn là các em sẽ ngoan ngoãn và học giỏi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận quà như ước mơ từ ông già Noel

Qua tang giang sinh tai Hai Phong

Quà tặng giáng sinh tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên nội thất hiện đại tại Hải Phòng

Ông già Noel :

Nguồn gốc của từ “ông già Noel” (Santa Claus) hay thánh Ni-kô-la bắt đầu ở Thổ Nhĩ Kì từ thế kỉ thứ 4. Từ lúc còn nhỏ thánh đã là một người rất ngoan đạo và đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Ðốc. Thánh Ni-kô-la đặc biệt được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Thánh Ni-kô-la là người bảo trợ cho các thuỷ thủ, đảo Xi-xin-li, nước Hy Lạp và nước Nga và tất nhiên thánh cũng là người bảo trợ của trẻ em. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus. Năm 1882, Clê-mơn C. Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng của mình “A visit from St. Nick” (chuyến thăm của thánh Nick) và sau đó được xuất bản với cái tên “The night before Christmas” (Ðêm trước Giáng Sinh). Mo-rơ được coi là người đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, vui tính trong bộ đồ màu đỏ.

Nhan vat ong gia noel

Nhân vật ông già noel tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên nội thất bằng vật liệu cao cấp Picomat tại Hải Phòng

Cây Giáng Sinh

 Cây Giáng Sinh là cây xanh thường là cây thông được trang hoàng để trình bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Kitô giáo.

Cay thong noel tai Hai Phong

Cây thông noel tại Hải Phòng

Nội thất Việt - Chuyên ứng dụng vật liệu nội thất cao cấp tại Hải Phòng

Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không phải là ngày nghỉ chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Một số công ty, tổ chức tư nhân có thể cho nhân viên nghỉ trong ngày Giáng sinh. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi, có thể là cây nhân tạo làm bằng nhựa, hoặc cây thật thường là thông ba láhoặc thông đuôi ngựa, trong khi ở các nước phương tây dùng đa dạng các loài thông, vân sam, lãnh sam. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây.

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp. Trong đêm Giáng Sinh, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của ông già Noel, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke,... và đặc biệt là những người Công giáo thì chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường giáo xứ hoặc giáo họ của mình. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh.

Giang sinh dan tro thanh ngay le chung tai Hai Phong

Giáng sinh dần trở thành ngày lễ chung của Việt Nam

Nội thất Việt - Phào chỉ PU cao cấp tại Hải Phòng

Lại một mùa Giáng sinh nữa sắp đến, ở đâu cũng tràn ngập không khí đón Noel mang lại cho chúng ta cảm giác ấm áp bên cạnh người người thân yêu. Hãy dành tặng những lời chúc Giáng sinh, lời chúc Noel hay và ý nghĩa, những tấm thiệp Giáng sinh độc đáo đến những người bạn yêu thương để người đó tận hưởng cảm giác ấm áp trong mùa Giáng sinh này.

Noi that Viet don giang sinh

Nội thất Việt chúc mừng giáng sinh 2016

Nội thất Việt - Picomat tại Hải Phòng

Sưu tầm

- Công ty Nội thất Việt / 193 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân -  Hải Phòng chuyên tư vấn thiết kế thi công nội thất, phào chỉ PU  tại Hải Phòng  , sử dụng vật liệu ứng dụng bằng Picomat , PS Laminate.

Logo Noi that Viet chuyen noi that tai Hai Phong

Logo công ty Nội thất Việt chuyên vật liệu Picomat tại Hải Phòng

✔️ Hotline : 
➡02256.63.88.99
➡Mr Đại: 0983.87.11.88
Email : dainoithatviet@gmail.com

Facebook : Phào chỉ PU - Nội thất tại Hải Phòng